Quản lý cửa hàng thời trang, shop quần áo, giày dép không hề dễ dàng. Bài viết này, chúng tôi cung cấp một số vấn đề thường gặp phải, và nêu ra phương pháp giải quyết sơ bộ. Qua đó, bạn đọc có thể quản lý cửa hàng mình được tốt hơn.
Các tình huống thường gặp khi quản lý cửa hàng quần áo
Số lượng hàng hoá nhiều, mẫu mã thay đổi nhanh
Các sản phẩm áo quần, thời trang là mặt hàng thay đổi nhanh theo xu hướng, nên kiểu dáng hàng nhập về thay đổi liên tục và có thể mỗi mẫu chỉ nhập về 1 vài lần rồi thôi.
Hàng không có mã
Cũng do đặc thù hàng về nhiều, đa dạng về mẫu mã màu sắc, lại chưa có công cụ hỗ trợ, nên chủ shop không đánh mã hàng để quản lý.
Giao cửa hàng cho nhân viên quản lý
Không phải lúc nào bạn cũng ngồi tại cửa hàng để quản lý, hoặc vì có công việc khác hoặc một chủ có nhiều cửa hàng, nên bạn phải giao lại cửa hàng cho nhân viên quản lý.
Các vấn đề thường gặp
Lệch kho, mất hàng, lý do có thể là:
- Nhầm hàng: các mẫu hàng gần giống nhau, nhân viên khó phân biệt, lệch giữa các size hoặc màu sắc của cùng một mẫu.
- Mất hàng mất cắp.
Chủ shop có thể dùng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý tốt hơn
Lệch tiền khi giao ca
Trong quá trình bán hàng, luồng tiền thu/chi phức tạp khiến nhân viên thu ngân không kiểm soát được lượng tiền mặt trong két, gây khó khăn và mất thời gian trong quá trình giao ca.
Xem bài: Quản lý ca làm việc & két tiền hiệu quả với LizaPos
Giữ chân khách hàng
“Chi phí bán hàng cho khách hàng cũ chỉ bằng 1/3 chi phí tìm khách hàng mới” – thống kê kinh điển này chắc bạn cũng đã biết.
Như vậy, khách đến cửa hàng của bạn mua hàng, ngoại trừ vấn đề sản phẩm ra, còn là vấn đề vị trị cửa hàng, thái độ nhân viên phục vụ, chính sách khuyến mãi/hậu mãi sẽ quyết định việc giữ chân khách hàng lâu dài.
Tóm lại, có 4 vấn đề quan trọng để quản lý tốt cửa hàng:
Quản lý hàng hoá:
- Nếu sản phẩm chưa có mã hàng thì bạn nên đánh mã để dễ dàng quản lý.
- Phân loại hàng hóa theo danh mục để dễ kiểm kê.
- Hàng ngày bán hàng phải ghi vào sổ sách, phần mềm.
Quản lý thu chi tiền:
- Tiền thu/chị hằng ngày phải lưu lại.
- Giao ca giữa các nhân viên phải ký biên nhận tiền giao ca.
Quản lý khách hàng:
- Cố gắng thu thập thông tin khách hàng lúc bán hàng: họ tên, số đt, email, địa chỉ, sở thích,.. để tiện cho việc chăm sóc.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng phần mềm quản lý để quản lý khách hàng cho tiện như: việc họ đã mua bao nhiêu đơn hàng, mua hàng gì, giá trị đơn hàng, tổng chi tiêu, để bạn có thể phân nhóm khách hàng và có hoạt động chăm sóc và chào hàng mới hiệu quả hơn.
Quản lý nhân viên:
Nhân viên là bộ mặt của cửa hàng. Vậy nên, nhân viên phải có kỹ năng và thái độ cần thiết để có thể bán hàng.
- Dùng phần mềm bán hàng để hỗ trơ cho nhân viên trong việc bán hàng nhằm tiết kiệm thời gian & tăng năng suất: tính tiền bán, đổi trả hàng, mã giảm giá, kiểm tra hàng tồn kho, giao ca,..
- Gắn lợi ích của đội ngũ nhân viên vào doanh thu của cửa hàng nhằm tạo động lực tích cực.
Thời đại công nghệ, muốn phát triển cửa hàng lớn hơn, không thể bỏ qua phần mềm quản lý bán hàng, giảm sự phụ thuộc vào con người. Máy móc không biết nói dối, các phần mềm có thể cung cấp cho chủ shop số liệu ngay tức thì, chỉ với vài thao tác trên điện thoại.
Phần mềm quản lý bán hàng chỉ là công cụ hỗ trợ, nó không đóng vai trò quyết định. Mọi quyết định đều ở con người, tuy nhiêu nếu có phần mềm trợ giúp thì năng suất sẽ vượt trội, giảm tối đa chi phí, thất thoát.