Khi bắt đầu kinh doanh, dù là ngành nghề lĩnh vực nào, bạn cũng cần phải làm một việc quan trọng chính là đặt tên shop. Một cái tên “Ngắn gọn – Dễ đọc – Cảm xúc” là rất quan trọng, quyết định lớn cho sự thành công của shop bạn.

Muốn đặt tên shop hay, bạn cần phải trả lời các câu hỏi sau:
Phân khúc khách hàng của shop bạn là gì?
Cao cấp, trung cấp hay giá rẻ.
Lấy ví dụ, nếu sản phẩm/dịch vụ bạn đang kinh doanh là giá rẻ mà đặt tên shop nghe có vẻ Cao cấp sẽ gây bối rối cho khách.
Vì sao? Khi khách hàng bước đi trên đường, nếu là khách hàng bình dân có thể họ sẽ không vào shop bạn, vì nghe tên shop “có vẻ cao cấp” quá. Còn nếu là khách hàng cao cấp ghé vào họ sẽ thất vọng vì chất lượng và giá cả không như kỳ vọng.
Độ tuổi & trình độ của nhóm khách hàng shop bạn?
Nếu nhóm khách hàng của bạn không biết tiếng Anh, tốt nhất là bạn không nên đặt tên shop với từ Tiếng Anh làm gì.
Quy mô của shop bạn như thế nào?
Bạn có 1, 2 hay 5 cửa hàng. Số lượng cửa hàng cũng ảnh hưởng đến việc đặt tên shop. Nếu bạn có 1 shop nên đặt tên shop theo “tên rõ ràng“, còn nếu bạn có 1 chuỗi cửa hàng thì có thể nghĩ đến việc đặt tên shop theo “tên vô nghĩa“.
“Tên rõ ràng” là đặt tên shop với danh từ có nghĩa, kết hợp danh từ riêng & danh từ chung của ngành. Bạn có thể nghĩ đến việc đặt tên shop dựa vào tên cá nhân bạn, hoặc dựa vào sự nhận thức đã có trước đó của khách hàng. Ví dụ:
- Tên shop quần áo, giày dép, thời trang hay: Hoàng Style, Giày Minh Quân, Lucy Fashion.
- Tên shop mỹ phẩm hay: Mỹ Dung Store, Trang Nature, Ava Beatyfull.
Ưu điểm: Khách hàng dễ nhớ, dễ đọc & dĩ nhiên là chi phí marketing sẽ rẻ hơn. Nhược điểm: có thể có shop dễ trùng tên với shop bạn.
“Tên vô nghĩa” là đặt tên shop với từ vô nghĩa hoặc từ không đại diện cho ngành nghề của mình. Các tên tuổi lớn thường rất thích kiểu này. Ví dụ:
- Lĩnh vực thời trang: Zara, Owen, Elise,..
- Lĩnh vực thương mại điện tử: Lazada, Tiki, Sendo, Shopee,..
Ưu điểm: Tên shop bạn là duy nhất, ít ai muốn đặt tên giống với tên shop bạn. Nhược điểm: khách hàng khó nhớ, khó đọc & dĩ nhiên chi phí marketing sẽ cao để khách hàng có thể nhớ shop bạn.
Chú ý: “Tên rõ ràng” & “Tên vô nghĩa” – Không có cách đặt tên nào hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Tuỳ vào những tiêu chí ở trên mà bạn chọn cách đặt tên shop cho phù hợp.
⇒ Xem thêm bài viết: Cách quản lý cửa hàng TỪ XA
Những điều cần tránh khi đặt tên shop:
- Tránh đặt tên shop chỉ với các danh từ chung của ngành → Không có nét đặt trưng riêng.
- Tránh đặt tên shop với những từ khó đọc & khó viết → Khó nhớ, khó lang truyền bằng miệng hoặc mạng xã hội.
- Hạn chế dùng từ vô nghĩa để đặt tên cho shop → Tốn kém chi phí marketing.
♥ Mẹo để đặt tên shop hay:
- Tên shop nên đặt ngắn gọn, dễ đọc, dễ ghi. Ví dụ: Giày Trâm, Nhật Cường mobile,..
- Đặt Tên shop có thể liên tưởng được sản phẩm/dịch vụ hay ngành nghề shop đang kinh doanh hoặc đặt điểm nổi bật của shop. Ví dụ: Giày Minh Quân, Trang Nature, ChàoBaby, Ava Beatyfull,..
- Nên đưa cảm xúc tích cực vào tên shop. Ví dụ: XanhGreen (an toàn), Ava Beatyfull (nữ tính), Nội Thất Quý Quý (phú quý),..
⇒ Mục đích của việc đặt tên shop hay là tạo sự chú ý ban đầu đến nhóm khách hàng tiềm năng của shop, khi họ nhìn vào biển hiệu & nhìn vào cửa hàng của bạn, khách hàng lập tức có được thiện cảm, hình dung được sản phẩm/dịch vụ & giá bán.
✦ Con đường tự kinh doanh là không bao giờ dễ dàng. Hi vọng với những mẹo trên, bạn sẽ tự chọn cho mình một tên shop phù hợp & chiến lược kinh doanh hiệu quả.
⇒ Xem thêm: 5 lợi ích không thể bỏ qua của phần mềm quản lý bán hàng